Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đê điều
Chính phủ ban hành Nghị định 53/2019/NĐ-CP quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê (gọi tắt là quy hoạch).
Ảnh minh họa
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ giao nhiệm vụ lập quy hoạch cho cơ quan lập quy hoạch.
Cơ quan lập quy hoạch tổ chức xây dựng, hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ lập quy hoạch, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.
Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tư vấn thẩm tra quy hoạch; xây dựng quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định.
Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình hội đồng thẩm định quy hoạch.
Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của hội đồng thẩm định quy hoạch, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhiệm vụ lập quy hoạch
Nhiệm vụ lập quy hoạch gồm: Tên quy hoạch; căn cứ lập quy hoạch; thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch; quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp lập quy hoạch; thời hạn lập quy hoạch; thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm quy hoạch và chi phí lập quy hoạch.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch.
Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch có ít nhất 09 thành viên, thành phần hội đồng gồm Chủ tịch hội đồng, Phó chủ tịch hội đồng và các thành viên của hội đồng; Chủ tịch hội đồng là Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thành viên Hội đồng là đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên gia về quy hoạch.
Nghị định quy định nguyên tắc và nội dung quy hoạch thủy lợi được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 14 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch.
Nguyên tắc và nội dung quy hoạch đê điều được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 13 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch và Điều 15 Luật đê điều.
Nguyên tắc và nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 13 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch.
Theo Chinhphu.vn
Tin mới
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường - 21/06/2019 09:34
- Đề xuất miễn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước - 19/06/2019 10:16
- Sửa quy định chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - 19/06/2019 10:15
- Hướng dẫn thực thi Hiệp định CPTPP về đấu thầu - 19/06/2019 10:15
- Một số giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi - 19/06/2019 10:14
Các tin khác
- Công chức, viên chức, người lao động cần nắm 11 thông tin sau từ 1-7 - 18/06/2019 14:17
- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động KHCN - 14/06/2019 07:29
- Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực - 13/06/2019 07:18
- Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý VPHC - 13/06/2019 07:17
- Đề xuất mới về công tác văn thư - 13/06/2019 07:17
- Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019 - 13/06/2019 07:15
- Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng đa phương thức - 12/06/2019 07:16