Đề xuất thêm 55 chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo, chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, bao gồm chất có trong các Danh mục sau:
1- Phụ lục V “Danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất” ban hành kèm theo Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược.
2- Danh mục I "Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền"; Danh mục II "Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền"; Danh mục III "Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền"; Danh mục IVA "Các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy" ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
3- Phụ lục I “Danh mục Dược chất gây nghiện” ban hành kèm theo Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
4- Danh mục thuốc độc và nguyên liệu độc dùng làm thuốc ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BYT ngày 03 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc.
5- Phụ lục I “Danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc thực vật”; Phụ lục II “Danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc động vật”; Phụ lục III “Danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc khoáng vật” ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BYT ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc.
6- Danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe ban hành kèm theo dự thảo Thông tư này. Cụ thể gồm 55 chất: Beclomethasone; Betamethasone; Budesonide; Clobetasol propionate; Cortisone; Deflazacort; Dexamethasone...
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Theo Chinhphu.vn
Tin mới
- Năm 2020: Quy định mới về thi tuyển công chức - 03/12/2020 10:16
- Khuyến khích phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp - 01/12/2020 08:53
- Bãi bỏ 20 văn bản QPPL trong lĩnh vực giáo dục - 01/12/2020 08:52
- Hoàn thiện dự thảo Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực văn hóa và quảng cáo - 30/11/2020 09:21
- Bộ Tài chính bãi bỏ hơn 30 Thông tư về lĩnh vực hải quan, thuế, phí - 30/11/2020 09:19
Các tin khác
- Siết chặt điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp - 25/11/2020 08:19
- Sử dụng tác phẩm phải trả tiền bản quyền - 25/11/2020 08:18
- Gỡ vướng cho thuế xuất, nhập khẩu - 19/11/2020 09:38
- Năm 2020: Sửa đổi, bổ sung Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam - 18/11/2020 14:32
- Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường - 18/11/2020 14:30
- Bổ sung đối tượng được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập - 13/11/2020 08:54
- Đề xuất tăng học phí mầm non, phổ thông 7,5%/năm từ năm học 2021-2022 - 12/11/2020 08:39